TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 10-2002 ĐẾN THÁNG 5/2015
1. Một số điểm mới cơ bản về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
Nhằm cụ thể hoá các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước cũng như những yêu cầu cụ thể về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có Tòa án nhân dân đã được đề ra trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, ngày 02-4-2002, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thay thế Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992.
So với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 có một số điểm phát triển cơ bản sau đây:
- Bỏ quy định về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở tại khoản 2 Điều 2 và quy định về chế độ cử Hội thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992.
- Bổ sung Điều 11 quy định về chế độ hai cấp xét xử. Theo quy định này bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về tổ chức.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và Điều 16 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự thì việc quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo quy định tại Điều 17 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phòng.
Đây là một bước cải cách tư pháp lớn đối với Tòa án nhân dân, cụ thể hoá chủ trương về cải cách, tổ chức và đổi mới hoạt động các cơ quan tư pháp đã được khẳng định trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.
- Bỏ quy định về Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, tức là bỏ một cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thành phần, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại các điều 21 và 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
- Bổ sung một số nhiệm vụ và quyền hạn mới của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Do đổi mới cơ chế quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về tổ chức, đồng thời quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị “Gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với việc nhận xét, bố trí, sử dụng cán bộ; phân cấp bổ nhiệm theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”; do đó, trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực cũng như về quy định bộ máy giúp việc của các Tòa án này (Các điểm 6, 7, 11 và 12 Điều 25).
- Bỏ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 nhằm bảo đảm thống nhất với quy định trong các đạo luật khác về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cấp phó giúp cấp trưởng làm nhiệm vụ. Mặt khác việc bỏ quy định này là nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thành phần, nguyên tắc hoạt động của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh với lý do bảo đảm cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm những Thẩm phán có năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002).
- Bổ sung quy định “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có bộ máy giúp việc” (khoản 1 Điều 32) tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập bộ máy giúp việc trong cơ cấu tổ chức của Tòa án cấp huyện nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp này, hướng tới việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện.
- Tách khoản 1 Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 thành hai khoản: Khoản 1 quy định về tiêu chuẩn của Thẩm phán, khoản 2 quy định về tiêu chuẩn của Hội thẩm, đồng thời bổ sung hai khoản mới quy định về trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002).
- Bổ sung Điều 38 quy định về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán, Hội thẩm; quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán, Hội thẩm với các cơ quan, tổ chức và công dân.
- Bổ sung Điều 39 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc sửa đổi Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân quy định cụ thể về thành phần của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, mối quan hệ giữa Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 về việc phân cấp bổ nhiệm Thẩm phán và một số chức danh khác của Tòa án nhân dân địa phương (Điều 40).
- Bỏ các khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và bổ sung quy định: “Việc quản lý Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định”.
- Bổ sung Điều 41 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 quy định Hội thẩm được cấp trang phục để làm nhiệm vụ xét xử.
- Bổ sung quy định mới: “Nhà nước ưu tiên phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho ngành Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình” (khoản 4 Điều 46).
Bên cạnh đó, để triển khai thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, ngày 04 tháng 11 năm 2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự thay thế Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự ngày 19 tháng 4 năm 1993, trong đó quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự các cấp, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định trước đây để phù hợp với các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
2. Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002
Theo Điều 127 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Điều 2 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/QH10 và Điều 2 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự số 04/2002/PL-UBTVQH 11 thì ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Tòa án sau đây:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Các Tòa án quân sự (bao gồm Tòa án quân sự trung ương; các Tòa án quân sự quân khu và tương đương; các Tòa án quân sự khu vực);
- Các Tòa án khác do Luật định.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của quân đội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
2.1. Tòa án nhân dân tối cao
Theo quy định tại Điều 18 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, thì Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao có cơ cấu tổ chức như sau:
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án quân sự trung ương, Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ máy giúp việc.
2.1.1. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
a) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, các Phó chánh án và một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
c) Tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người. Theo Nghị quyết số 130/2002/NQ-UBTVQH thì số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối. cao là 14 người.
d) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Thông qua báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
- Chuẩn bị dự án luật để trình Quốc hội, dự án Pháp lệnh để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
e) Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
2.1.2. Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao
Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, thẩm phán và Thư ký Tòa án
Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.
2.1.3. Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án dân sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
2.1.4. Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao
Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án
Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
2.1.5. Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao
Tòa Hành chính Tòa án nhân dân tối cao có Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án
Tòa Hành chính Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án hành chính mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
2.1.6. Tòa Lao động Tòa án nhân dân tối cao
Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao có Chánh Tòa, các Phó chánh Tòa, thẩm phán và thư ký Tòa án
Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
2.1.7. Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án
Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Phúc thẩm những vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.
2.1.8. Viện Khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao
Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó viện trưởng và chuyên viên.
Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ công tác xét xử, công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm;
- Soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Phối hợp với Ban thư ký, các Tòa chuyên trách và các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao để giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Soạn thảo các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
- Đề xuất ý kiến, giúp lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật hoặc pháp quy do Chính phủ, các Bộ, các ngành hoặc các tổ chức xã hội soạn thảo.
- Nghiên cứu đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động của ngành Tòa án nhân dân;
- Hợp tác với các cơ quan hữu quan nghiên cứu và quản lý các đề tài khoa học phục vụ công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân;
- Hệ thống hoá Luật lệ về tư pháp, quản lý thư viện cơ quan, tổ chức giới thiệu sách báo, tài liệu pháp lý cần thiết cho cán bộ trong ngành, chủ yếu cho Thẩm phán và cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao;
2.1.9. Trường bồi dưỡng cán bộ Tòa án
Trường bồi dưỡng cán bộ Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tối cao có Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên và các cán bộ khác.
Trường bồi dưỡng cán bộ Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Lập kế hoạch, xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ Tòa án, trên cơ sở đó bố trí các giảng viên trong hoặc ngoài ngành Tòa án để giảng dạy theo nội dung và chương trình đã lập, để tổ chức các lớp học ngắn hạn hoặc dài hạn;
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học xét xử hoặc các công tác khác khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công;
- Quản lý cơ sở vật chất của Trường, quản lý học viên trong thời gian mở lớp và đảm bảo phục vụ các yêu cầu về ăn, ở cho các học viên nội trú tại trường.
2.1.10. Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao
Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có Vụ Trưởng, các Phó Vụ trưởng, Chuyên viên.
Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các công việc sau: Quản lý tổ chức, biên chế của Tòa án nhân dân tối cao và ngành Tòa án nhân dân; quản lý và thực hiện công tác cán bộ đối với cán bộ, công chức Tòa án nhân dân tối cao; thực hiện quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực; thực hiện thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức vụ Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân địa phương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Tòa án quân sự khu vực; phối hợp với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý cán bộ, công chức ngành Tòa án theo các Quy chế phối hợp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ, công chức của ngành Tòa án nhân dân.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao thực hiện công tác bảo vệ c